Cách trị mụn mủ ở mũi hiệu quả | Đơn giản, tránh thâm sẹo – Không nên chủ quan

Bật mí các cách trị mụn mủ ở mũi hiệu quả mà các chị em vẫn đang tìm kiếm. Mụn mủ trên mũi khiến nhiều chị em khó chịu và muốn chôn vùi lũ mụn đáng ghét ngay lập tức. Đừng lo lắng, vì những nguyên liệu dưới đây sẽ là “cứu tinh” giúp bạn “tạm biệt” mụn trên mũi ngay đấy!

Khái niệm và các cách trị mụn mủ ở mũi

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về mụn mủ ở trên mũi để có thể áp dụng các cách trị mụn mủ ở mũi đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Nổi mụn mủ ở cánh mũi là một dạng của mụn trứng cá, bọc mủ biểu hiện của bệnh viêm da. Thông thường, các nhân mụn có kích thước lớn, nhân mụn nằm sâu trong da và nang lông nên rất khó “xóa sổ”. Đây cũng là loại mụn gây mụn nhọt sưng tấy (u nhọt), đau nhức, dễ lây lan. Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt. Tuy nhiên, khi vị trí ở mũi, mụn ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý của người mắc phải.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện mụn mủ ở trên mũi. Chủ yếu là do vi khuẩn P.Acnes cùng với sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn khiến vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong gây nên tình trạng mụn viêm nhiễm. Bên cạnh đó, một số tác động gây ra mụn mủ ở trên mũi như:

  • Nội tiết tố trong cơ thể rối loạn khiến da bị ảnh hưởng dẫn đến khả năng tiết nhiều bã nhờn, từ đó da dễ bị kích ứng và nổi mụn.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân khiến mụn li ti xuất hiện trên mũi.
  • Thói quen dùng tay sờ lên mặt
  • Vệ sinh da mặt không đúng cách

Mụn mưng mủ ở mũi khác với mụn thịt, thường gây cảm giác đau nhức, khó chịu, bạn nên cẩn thận vì nó báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề như:

  • Nổi mụn trên mũi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn chức năng gan và các bệnh như viêm gan, xơ gan.
  • Nổi mụn trên mũi là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và các cơ quan nội tạng bị nóng.
  • Mụn trên mũi cũng là dấu hiệu của bệnh tim. Nếu mũi của bạn bị sưng, bạn có thể bị cao huyết áp
  • Nổi mụn trên mũi là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một số bệnh như viêm xoang ..

Cách điều trị mụn mủ trên mũi an toàn, không để lại sẹo

Ngoài những phương pháp như dùng kem trị mụn đặc trị, đi lazer, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để trị mụn mủ trên mũi an toàn, không để lại sẹo dưới đây.

Trị mụn trên mũi bằng nước đá

Dùng đá chườm lên vùng da bị mụn là cách đơn giản được nhiều người thực hiện. Nước đá mang đến nhiệt độ thấp giúp giảm đau, giảm sưng tấy rất hiệu quả. Ngoài ra, chườm đá để trị mụn bọc ở mũi còn giúp se khít lỗ chân lông. Hoặc bạn cũng có thể nấu chè để đông và chườm lạnh sẽ giúp mụn xẹp nhanh và giảm tiết bã nhờn cho da.

cach-tri-mun-boc-bang-da-lanh – THUỐC CHỮA VÀ CÁCH TRỊ TÀN NHANG HIỆU QUẢ

Cách làm

  • Lấy khăn sạch, chọn một ít đá sạch
  • Đắp khăn đá lên vùng da bị mụn khoảng 15 phút. Lưu ý thoa nhẹ nhàng và đều tay để những vùng da bị tổn thương nhanh chóng được tác động.
  • Rửa lại mặt bằng nước sạch. Thực hiện cách này vài lần trong ngày để giúp giảm sưng tấy, viêm nhiễm và khó chịu của mụn mọc

Trị mụn ở mũi bằng giấm táo

Nếu tình trạng mụn đã trở nên nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng giấm táo. Giấm táo sẽ giảm sưng viêm, diệt khuẩn để tránh mụn sưng tấy và lây lan sang các vùng khác. Giấm táo cũng giúp cân bằng độ pH cho da.

Cách làm

  • Chuẩn bị 1 – 2 giọt táo còn ấm, rửa mặt thật sạch rồi thoa trực tiếp lên nốt mụn.
  • Massage mặt khoảng 3-5 phút sau đó để khô và rửa sạch bằng nước mát
  • Chăm chỉ thực hiện ngày 1 lần, bạn sẽ thấy sự thay đổi của vùng da bị mụn. Nhân mụn sẽ khô lại, kích thước nhân mụn giảm.

Dùng giấm táo để trị mụn trên mũi là cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng giấm táo nguyên chất nếu tình trạng mụn mủ trên mũi chưa đến mức sưng tấy, tấy đỏ, đau nhức.

Trị mụn trên mũi bằng nghệ

Với tinh chất curcumin, nghệ có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, giúp ngăn ngừa vi khuẩn mạnh mẽ. Đồng thời, nghệ có tác dụng sát trùng vết thương và se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa sẹo.

Cách làm

  • Trộn đều tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1: 1 để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Rửa sạch mặt bằng nước ấm sau đó đắp hỗn hợp vừa thu được lên nốt mụn và để khoảng 15 – 20 phút
  • Rửa sạch bề mặt bằng nước. Thực hiện phương pháp này 2-3 lần / tuần sẽ thấy mụn se lại và giảm đi đáng kể.

Trị mụn trên mũi bằng rau mồng tơi

Theo nhiều nghiên cứu, rau mồng tơi có tác dụng chăm sóc và trị mụn vì có tác dụng giải độc, kháng viêm rất hiệu quả. Trong rau mồng tơi có chứa nhiều thành phần như vitamin A3, B3, saponin, sắt… cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị mụn kể cả mụn đinh râu một đi không tái phát trở lại.

Cách làm

  • Rau mồng tơi rửa thật sạch với nước muối loãng, sau đó giã nát lấy nước cốt.
  • Dùng bông gòn thấm vào dung dịch thu được, sau đó thoa đều lên mặt, đặc biệt là vùng mũi để trị mụt nhọt ở mũi.
  • Thực hiện 2 lần / tuần để cảm nhận hiệu quả mà phương pháp này mang lại.

Trị mụn mủ trên mũi bằng chanh tươi

Chanh tươi có tác dụng kháng khuẩn mạnh do thành phần có tính axit. Ngoài ra, vitamin C trong chanh có tác dụng làm khô cồi mụn, giúp mụn xẹp nhanh chóng.

Cách làm

  • Vắt nước cốt chanh
  • Dùng tăm bông thấm nước cốt chanh rồi thoa lên nốt mụn
  • Làm hai lần một ngày để có kết quả tốt nhất

Khi trị mụn ở mũi bằng chanh tươi, bạn nên che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài vì axit trong chanh khiến da dễ bắt nắng.

Trị mụn mủ trên mũi bằng tỏi

Tỏi được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng viêm mạnh. Dùng chiết xuất tỏi bôi lên mụn sẽ giảm sưng viêm đáng kể.

Cách làm

  • Lấy 2-3 củ tỏi băm nhuyễn và lọc lấy nước.
  • Dùng tăm bông chấm dịch chiết tỏi lên nốt mụn.
  • Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Trị mụn bọc ở mũi bằng tinh dầu tràm trà

Sử dụng tinh dầu trà là cách thức trị mụn mủ trên mũi nhẹ nhàng nhưng rất hiệu quả. Loại tinh dầu này có chức năng diệt vi khuẩn, vi rút và nấm rất tốt. Hơn nữa, tinh dầu tự nhiên này cũng ngăn ngừa sẹo sau khi mủ đã lành. Đây là cách trị nổi mụn cám phù hợp khi tình trạng mụn của bạn chưa nặng.

Cách làm

  • Thoa dầu cây trà lên mụn trên mũi và các vùng xung quanh
  • Để dầu trên mũi ít nhất 10 phút rồi rửa sạch bằng nước
  • Bạn có thể thoa dầu tràm trà lên nốt mụn trên mũi khoảng 2-3 lần mỗi ngày.

Trị mụn bọc bằng kem đánh răng

Nếu bôi kem đánh răng lên mũi bao lâu thì hết mụn? Mụn có thể co lại một nửa kích thước ban đầu chỉ sau một đêm nếu bạn sử dụng phương pháp này. Điều này là do kem đánh răng có chức năng kháng khuẩn có thể làm khô các nốt mụn rất nhanh.

Cách làm

  • Bạn thoa một chút kem đánh răng lên nốt mụn và để qua đêm.
  • Rửa sạch mặt bằng nước lạnh vào ngày hôm sau.

Bạn có thể áp dụng phương pháp này hàng đêm nếu cần thiết.

Bạn cần hết sức lưu ý khi lựa chọn kem đánh răng trị mụn trên mũi. Bạn nên chọn kem đánh răng màu trắng vì loại kem này chứa nhiều thành phần kháng khuẩn và làm khô da.

Trị mụn mủ trên mũi bằng nước súc miệng

Nước súc miệng có thành phần kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn trên mụn. Ngoài ra, nước súc miệng còn giúp se khít lỗ chân lông, giảm sưng viêm khiến mụn khô rất nhanh.

Cách làm

  • Nhúng một miếng bông vào vài giọt nước súc miệng và chấm lên nốt mụn trên mũi.
  • Bạn rửa sạch sau 10 phút.

Làm điều này 2-3 lần một ngày tùy thuộc vào tốc độ khô của mụn ở mũi.

Bạn nên chọn loại nước súc miệng không thêm hương thơm vì hương thơm có thể khiến tình trạng mụn trên mũi trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng nước súc miệng vì muốn mụn nhanh hết mà chỉ nên dùng vừa phải, không dùng lên vết thương hở.

Những lưu ý khi trị mụn mủ trên mũi

  • Mụn mủ ở trên mũi là tình trạng nặng hơn nhiều loại mụn thông thường khác. Do đó, quá trình điều trị và chăm sóc cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn. Vì vậy, trong quá trình trị mụn mủ trên mũi, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc sau để mang lại hiệu quả tối ưu.
  • Không nên tự ý nặn mụn vì có thể khiến mụn nặng hơn và dễ lây lan. Chỉ nặn mụn khi không còn sưng tấy và phải nặn đúng cách, sạch sẽ.
  • Chăm sóc da mặt đúng cách, nên chọn mua loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với làn da, kết hợp với mặt nạ trị mụn chuyên dụng. Có thể dùng kết hợp với các sản phẩm trị thâm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, chế độ nghỉ ngơi khoa học và lành mạnh. Thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng và vitamin như rau, thịt, cá, nước trái cây. Đồng thời, tránh ăn đồ cay nóng, chất kích thích để tránh tình trạng mụn trầm trọng hơn.
  • Trong thời gian điều trị, hạn chế ra nắng. Nhớ thoa kem chống nắng 20 phút trước khi ra ngoài, che chắn và mặc áo dài tay khi ra nắng.

Tổng kết

Trên đây là thông tin rất chi tiết về mụn ở mũi và cách trị mụn mủ ở mũi hiệu quả. Hy vọng bạn đọc sẽ bỏ túi được nhiều thông tin hữu ích và nhanh chóng hết mụn để tìm lại làn da trắng sáng.

Xem thêm các thông tin mới tại: https://trimunlamdep.com/


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0